Tôi từng nghe được một câu nói vui vui như sau: Quy luật của nhiếp ảnh ư? Đơn giản là có dụng cụ, tóm lấy nó và chụp ngay một vài shot hình thôi.
Đa phần chúng ta chẳng ai thích tuân theo những nguyên tắc ngặt nghèo nhàm chán cả. Tuy nhiên, một số hướng dẫn bạn có thể sử dụng để giúp cải thiện những “thành phần cơ bản” trong bức ảnh của bạn. Ở hướng dẫn này, tôi đã liệt kê 20 điều, kèm theo đó là những ví dụ mà tôi nghĩ là sẽ dễ hiểu. Tôi đã bắt đầu với những điều cơ bản nhất và kết thúc với một số kỹ thuật nâng cao hơn.
Đầu tiên, hãy làm rõ định nghĩa “thành phần” của một bức ảnh. “Thành phần” đề cập đến cách các yếu tố khác nhau trong một cảnh được bố trí trong khung hình. Như tôi đã đề cập, đây không phải là quy tắc bất biến và nhanh chóng để áp dụng nhưng sẽ là các hướng dẫn hữu ích. Điều đó có nghĩa, nhiều tips trong đây đã được sử dụng hàng ngàn năm và chúng thực sự giúp bạn đạt được những tác phẩm hấp dẫn hơn. Tôi thấy rằng tôi thường có một hoặc nhiều hơn các nguyên tắc này lưu trong tâm trí, và kết hợp nhuần nhuyễn khi bắt đầu thực hành.
Chúng ta sẽ bắt đầu với kỹ thuật nổi tiếng nhất: The Rule of Thirds – Quy tắc Một Phần Ba.
Tôi nhớ là đã nhắc bạn trước, không có các quy tắc bất biến và nhanh chóng để áp dụng khi nói tới thành phần ảnh, nhưng tôi vẫn mạnh dạn đề cập đến “luật” Một Phần Ba này đầu tiên.
Quy tắc này đơn giản thôi. Bạn chia khung hình ra làm 9 phần hình chữ nhật bằng nhau, như minh họa phía trên. Để hỗ trợ chúng ta đỡ phải tính toán trong đầu gây xao nhãng, các nhà sản xuất máy ảnh đã tích hợp sẵn tính năng này cho chúng ta qua chế độ live view.
Mục đích của chúng ta là chọn ra những “điểm vàng” – đặt những vật thể quan trọng bạn muốn người xem tập trung nằm trên một hoặc nhiều các đường kẻ chia khung phần ba này, hoặc đặt chúng vào điểm giao nhau giữa các đường. Tin tôi đi, sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ đẹp hơn những tấm hình trước giờ bạn áp dụng đúng quy tắc: vật thể chủ đạo nằm ngay chính giũa, đã quá cơ bản và nhàm chán rồi.
Trong bức ảnh trên, tôi đã đặt đường chân trời vào khoảng dọc theo đường chia một phần ba dưới cùng của khung hình, và cây lớn nhất dọc theo đường bên phải. Tấm hình này sẽ không “nghệ” được như kia nếu tôi “cắm” thẳng cái cây to bự kia vào chính giữa.
Tấm này tôi chụp Old Town Square ở Prague, tôi đã đặt chân trời ngang với đường thứ ba trên cùng trong khung hình. Hầu hết các tòa ở giữa một phần ba nằm ngang và quảng trường chính chiếm phần ba phía dưới của khung. Các ngọn tháp của nhà thờ được đặt gần đường ngang bên phải của khung.
Nếu ở quy tắc trên, tôi nhắc bạn ĐỪNG đặt vật thể chính và trung tâm khung hình, thì ở rule no.2 này, tôi lại mách bạn rằng, hãy làm ngược lại điều trên kia đi (thật buồn cười phải không). Trong nhiều trường hợp, đặt vật thể trung tâm vào chính giữa lại thực sự tạo nên hiệu quả cho hiệu ứng thị giác. Và còn chuẩn hơn nữa nếu bạn sử dụng khung hình vuông.
Bức ảnh này chụp Ha’penny Bridge tại quê hương Dublin của tôi, quả là một ứng viên hoàn hảo cho giải Hoa hậu trung tâm phải không? Hãy để ý bố cục đối xứng tuyệt hảo của nó, thật là tuyệt vời!
Chụp cảnh có phản xạ cũng là một cơ hội tuyệt vời để sử dụng tính đối xứng trong sáng tác của bạn. Trong bức ảnh này, tôi đã thực sự phải vận dụng sự kết hợp của các quy tắc của phần ba và đối xứng. Cây được đặt trong vị trí trung tâm bên phải của khung nhưng vẫn còn nước hồ để làm đối xứng. Bạn có thể kết hợp một số hướng dẫn về thành phần trong một bức ảnh, hãy luôn nhớ điều này nhé.
Bao gồm một số tiền cảnh ấn tượng là một cách thông minh để tạo nên chiều sâu cho tấm hình. Các tấm ảnh bạn thấy ở dạng 2D – đương nhiên rồi. Nhưng hãy “3D hóa” cho chúng bằng cách tạo độ sâu, nhấn nhá xa gần.
“Khung trong khung” là cách rất hiệu quả để khắc họa chiều sâu một cảnh rộng. Để sử dụng hiệu quả kỹ thuật này, hãy tìm các yếu tố như cửa sổ, mái vòm… Các khung không cần thiết phải bao trọn lấy toàn bộ khung cảnh đâu.
Trong các bức ảnh chụp trên Quảng trường St Mark ở Venice, tôi sử dụng các cổng vòm để “khung” St Marks Basilica và Campanile ở phía cuối của quảng trường. Việc sử dụng các cảnh nhìn qua vòm là một đặc trưng tiêu biểu trong hội họa thời Phục hưng, như một cách miêu tả chiều sâu. Bạn có thể thấy, quảng trường đang không có ai khi tôi chụp. Đây là một trong những cái hay của việc thức dậy lúc 5 giờ sáng. Sáng sớm là một trong những khoảng thời gian yêu thích của tôi để ra ngoài lang thang với máy ảnh.
Khung không nhất thiết phải do con người tạo ra như vòm hoặc cửa sổ. Bức ảnh này được chụp tại County Kildare tại Ireland. Lần này, tôi sử dụng thân cây bên phải và các nhánh nhô ra để tạo ra một khung xung quanh cảnh có chứa các cây cầu và nhà thuyền. Chú ý rằng, mặc dù các “khung” không thực sự bao quanh toàn bộ cảnh trong trường hợp này, nó vẫn còn cho bạn thêm cảm giác về chiều sâu.
Sử dụng “khung trong khung” chính là một công cụ thông minh khi sử dụng những đường nét xung quanh để tạo điểm nhấn cho vật thể mà bạn muốn người xem chú ý nhất.
Các đường dẫn này giúp dẫn dắt người xem tập trung vào những yếu tố quan trọng trong tấm hình.
Trong bức ảnh chụp tháp Eiffel trên đây, tôi tận dụng họa tiết trên đá lát, kết hợp cùng góc chụp để tạo đường dẫn. Các đường dẫn (màu trắng) – theo một cách rất tự nhiên – đã làm người xem chú ý hoàn toàn đến cái đích cuối cùng là tháp Eiffel phía xa.
Các đường dẫn không nhất thiết phải là đường thẳng như minh họa này. Trên thực tế, đa phần các nhiếp ảnh gia ưa dùng những đường cong uyển chuyển hơn.
Người ta thường nói rằng hình tam giác và đường chéo có thể thêm “kịch tính” cho bức ảnh. Vậy “kịch tính” có nghĩa là gì? Nó khá khó giải thích, vì phụ thuộc vào cảm nhận.
Các đường ngang và dọc cho thấy sự ổn định. Nếu bạn nhìn thấy một người đừng trên một mặt phẳng nằm ngang, anh ta sẽ trông khá ổn định. Nếu chụp người đàn ông này trên một đường dốc, ông ta sẽ trông ít ổn định hơn. Nó tạo nên một sự căng thẳng thị giác nhất định. Chúng ta không nên sử dụng đường chéo trong cuộc sống hằng ngày của mình. Chúng tạo nên sự bất ổn vô thức. Nhưng kết hợp tam giác và đường chéo vào hình ảnh có thể tạo ra cảm giác “kịch tính”.
Hình ảnh về cây cầu Samuel Beckett tại Dublin kết hợp nhiều hình tam giác và đường chéo vào cảnh. Cây cầu chính nó là một hình tam giác (nó trông giống như một cây đàn hạc Celtic khi nhìn từ bên mặt). Ngoài ra, còn có một số hình tam giác “ẩn” trong cảnh vật. Các đường dẫn hướng bên phải của khung cùng tất cả tam giác đều gặp nhau tại cùng một điểm. Cả hai kỹ thuật đã được kết hợp để tạo nên hình ảnh: đường dẫn và đường chéo.
Trong bức ảnh của khách sạn Hotel de Ville ở Paris, tam giác và đường chéo tạo nên cảm giác năng động. Chúng ta không thường thấy tòa nhà nghiêng như vậy trong cuộc sống hằng ngày. Nó ảnh hưởng đến cảm giác cân bằng của chúng ta. Nó tạo nên sự căng thẳng thị giác.
Bản năng con người đã bị thu hút bởi những họa tiết. Kết hợp các họa tiết sao cho hài hòa luôn là cách để bạn lấy điểm với người xem.
Cả hai bức ảnh này tôi đều chụp ở Tunisia. Ở tấm hình trên, tôi dẫn dắt từ họa tiết viền của những phiến đá lát, với đích đến là tận mái vòm.
Quy tắc này cho thấy một hình ảnh hấp dẫn hơn nếu có số lẻ các đối tượng. Các lý thuyết chỉ ra cho chúng ta rằng, một số chẵn các phần tử trong một cảnh sẽ làm ta mất tập trung, hoặc hoang mang xem mình nên tập trung vào đối tượng nào hơn.
Một số lẻ trong cảnh sẽ tự nhiên và khiến mắt ta dễ dàng chấp nhận. Cá nhân tôi vẫn đang băn khoăn về quy tắc này.
Bức ảnh trên là điển hình cho Quy tắc số lẻ. Tôi cũng “cố tình” lồng cả kỹ thuật “khung trong khung” để thử thách các bạn đấy.
Bức ảnh này chụp 2 người lái thuyền trên sông Venice. Như các bạn đấy, Quy tắc số lẻ đã sai trong trường hợp này. Chính vì thế mới có sự băn khoăn của tôi đó (cười).
Lấp đầy khung hình với chủ đề chính của bạn, để lại rất ít hoặc không có không gian xung quanh, có thể rất hiệu quả trong các tình huống nhất định. Nó giúp tập trung người xem hoàn toàn vào chủ đề chính mà không có bất kỳ phiền nhiễu phân tâm nào khác. Nó cũng cho phép người xem khám phá từng chi tiết của đối tượng đó – điều sẽ không được tốt nếu chụp ảnh từ xa. Lấp đầy khung thường liên quan đến việc chụp cận cảnh. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể dẫn đến một số thành phần rất độc đáo và thú vị.
Đối với tấm ảnh chụp “chú mèo” của tôi, các bạn có thể tập trung hơn vào từng chi tiết trên khuôn mặt và lớp lông rậm rạp đó. Thần thái của chủ thể chính vì thế được khắc họa rất rõ nét.
Một lần nữa, tôi sẽ hoàn toàn mâu thuẫn với bản thân mình! Ngay ở điều trên kia thôi, tôi còn bảo với bạn rằng hãy làm đầy khung hình đi. Nhưng bây giờ, tôi lại nói rằng, điều ngược lại cũng sẽ vô cùng hiệu quả. Để lại nhiều không gian trống xung quanh chủ thể chính đôi khi lại làm bức hình trở nên cực kỳ thú vị. Cũng như khi làm đầy khung hình, việc để lại nhiều khoảng không cũng làm người xem không bị xao nhãng khỏi chủ thể chính.
Bức ảnh này chụp một bức tượng khổng lồ của thần Shiva Hindu ở Mauritius là một ví dụ điển hình của việc sử dụng không gian âm. Bức tượng rõ ràng là chủ đề chính nhưng tôi đã để lại nhiều không gian là bầu trời xung quanh nó. Kết quả là một cảm giác đơn giản, không khiến người xem phải căng não nghĩ ngợi. Tôi cũng áp dụng quy tắc Một Phần Ba trong shot hình này.
Trong hướng dẫn trước, chúng ta đã thấy được việc loại bỏ phần không gian âm xung quanh chủ thể chính sẽ tạo nên được cảm giác đơn giản, tối giản. Sự đơn giản – bản thân nó đã chính là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ. Người ta thường nói “less is more”, điều này không sai. Bạn có thể tạo sự đơn giản đó bằng cách phóng to và tập trung vào chi tiết của chủ thể chính.
Trong bức ảnh đầu tiên này, tôi phóng to và nhắm vào một số giọt nước trên chiếc lá. Một ống kính macro tốt có thể là công cụ rất hữu ích cho việc tạo ra các loạt hình ảnh.
Bằng cách sử dụng một khẩu độ rộng, bạn có thể làm mờ nền để tránh làm xao lãng chủ thể chính của bạn. Đây là một kỹ thuật đặc biệt hữu ích đối với chụp chân dung. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thiết lập khẩu độ khác nhau trong hướng dẫn của tôi về khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO.
Trong bức ảnh một chú mèo núp sau cái hộp, tôi đặt khẩu độ F3.5 rất rộng và kết quả trông nền rất mờ. Kỹ thuật này là cách tuyệt vời, cũng dùng để đơn giản hóa. Bạn có thể nhận thấy rằng tôi cũng sử dụng kỹ thuật này để tập trung sự chú ý vào những giọt nước trên lá trong hướng dẫn trước.
Phần lớn những bức hình được chụp từ ngang tầm mắt. Trong trường hợp của tôi, đó chỉ là 5 feet! Chụp hướng lên hoặc chúi xuống chính là cách thức làm thú vị hơn những chủ thể bạn đã quen thuộc. Tôi đã tận mắt chứng kiến những nhiếp ảnh gia chụp cảnh hoang dã nằm phủ dưới bùn, để có được những shot hoàn hảo.
Shot này chụp Paris vào ban đêm, được lấy từ mái của tháp Montparnasse ở tầng 15th Arrondissement. Lên thật cao cho bạn cơ hội để bắt được những điểm nhìn ngoạn mục của một thành phố, đặc biệt là vào ban đêm.
Đôi khi, việc tìm kiếm những điểm nhìn tuyệt hảo để chụp sẽ làm cho bạn khốn đốn, lần này tôi đã ướt hết chân. Shot trên tôi chụp khi đứng giữa dòng suối tại Ballyhoura, County Limerick, Ireland. Tôi thực sự đã phải đợi khá lâu, thậm chí là đứng tắm mưa và rồi chờ mặt trời quay trở lại. Tôi đã uống khá nhiều whisky nóng sau đó để tăng nhiệt độ cơ thể.
Việc sử dụng màu thường bị xem nhẹ khi chụp ảnh. Lý thuyết màu sắc là điều mà các nhà thiết kế đồ họa, thời trang và nội thất đều rất quen thuộc. Một số kết hợp màu sẽ tôn nhau lên, tạo nên trực quan ấn tượng.
Hãy nhìn vào bánh xe màu bên trên. Bạn có thể thấy rằng các màu sắc được bố trí hợp lý trong các phân đoạn của một vòng tròn. Khung màu mà đối diện nhau trên bánh xe màu được gọi là các màu tương phản. Là những nhiếp ảnh gia, chúng ta có thể tìm kiếm những cách kết hợp màu tương phản để tạo ra tác phẩm hấp dẫn và ấn tượng.
Bạn đã bao giờ để ý có bao nhiêu áp phích phim có màu xanh và màu vàng/cam? Chúng được chọn lựa theo chủ đích để tạo sự bắt mắt.
Tôi đã kết hợp màu xanh/màu vàng để tạo sự nổi bật trong bức ảnh chụp Nhà Custom ở Dublin. Màu vàng của tòa nhà được kết hợp đẹp mắt với màu xanh sâu thẳm của bầu trời.
Màu đỏ và màu xanh cũng là màu sắc tương phản trên bánh xe màu. Trung tâm mua sắm Stephen’s Green Shopping Centre ở Dublin được thắp sáng lên màu đỏ cho Giáng sinh năm ngoái. Điều này đã được rất ấn tượng với màu xanh của bầu trời đêm sớm. Tôi thích chụp ảnh thành phố trong khung giờ mà trời đổ màu xanh. Màu xanh sâu của bầu trời lúc này là một bối cảnh rất hấp dẫn đối với kiến trúc thành phố và những ánh đèn. Màu đen tinh khiết của bầu trời đêm lại không nổi bật và tương phản mạnh với ánh đèn của thành phố.
Quy tắc không gian liên quan đến hướng đối tượng trong bức ảnh đang phải đối mặt hay đang hướng tới đâu. Ví dụ, nếu bạn chụp chiếc xe đang chuyển động, cần phải để nhiều phần không gian phía trước hơn là phần đường mà chiếc xe đó đã đi qua. Điều này ngụ ý rằng đang có không gian trong khung hình để đón xe di chuyển vào. Hãy xem ví dụ về chiếc thuyền trong bức ảnh này.
Trong bức ảnh này, thuyền được đặt ở phía bên tay trái của khung khi nó di chuyển từ trái sang phải. Chú ý là có nhiều không gian hơn cho thuyền di chuyển vào phía trước theo hướng chuyển động, hơn là cho đằng sau nó. Nếu thuyền đã ở sẵn bên tay phải của tấm hình, nó sẽ vô cùng tệ đấy!
Điều này cũng có thể được sử dụng cho hình chụp con người. Các quy tắc không gian cho thấy, đối tượng nên nhìn hoặc quay mặt vào hình chứ không phải là hướng ra. Hãy xem người nghệ sĩ trong bức ảnh trên. Tôi “nháy” anh ta ngồi ở phía bên tay trái của khung hình. Anh đang quay mặt sang bên phải (theo hướng chúng ta nhìn). Bằng cách hướng mặt vào không gian rộng còn lại, anh ấy đã dẫn con mắt của chúng ta qua người đàn ông đang dựa vào lan can và các cặp vợ chồng nhảy múa ở phía bên tay phải tấm hình.
Có một lý thuyết nói rằng, chúng ta “đọc” một hình ảnh theo chiều từ trái sang phải, cũng như cái cách mà chúng ta đọc chữ viết. Chính vì lý do này, tôi khuyên các bạn hãy mô tả chuyển động theo hướng từ trái sang. Kỹ thuật này rất tốt đối với các quốc gia có ngôn ngữ được đọc từ trái sang phải, nhưng với một số ngôn ngữ như tiếng Ả Rập chẳng hạn, tip này lại không có tác dụng cho lắm. Thành thực mà nói, trên thực tế, tôi vẫn thấy những bức ảnh cực đẹp với “dòng chảy” bắt đầu từ bên phải khung hình.
Tôi đã từng bị chỉ trích bởi một thẩm phán về thực tế rằng một người phụ nữ trong bức ảnh của tôi bước đi từ bên phải. Ông nói với tôi nó không làm theo quy tắc từ trái sang phải. Tôi nhắc ông thẩm phán rằng bức ảnh được chụp ở Tunisia, nơi người đọc từ phải sang trái. Và tôi đã thua.
Tấm ảnh trên tuân thủ quy luật thứ 16 này. Người phụ nữ dắt chó trong Vườn Tuileries ở Paris đi bộ từ bên trái sang bên phải của khung. Bức ảnh này cũng tuân thủ “quy tắc không gian”. Bạn sẽ nhận thấy, có nhiều không gian hơn ở phía trước người phụ nữ hơn phía sau cô. Cô có rất nhiều không gian để đi bộ vào trong khung hình. Tôi cũng sử dụng các quy tắc của phần ba và “khung trong khung” để sáng tác bức ảnh này.
Nếu bạn còn nhớ, điều đầu tiên tôi khuyên trong chuỗi bài viết là Quy tắc Một Phần Ba. Có nghĩa là chúng ta thường đặt các chủ thể chính của bức ảnh theo một trong các đường lưới dọc. Đôi khi điều này có thể dẫn đến sự thiếu cân bằng trong bối cảnh đó. Nó có thể để lại một loạt khoảng trống trong phần còn lại của khung hình.
Để khắc phục điều này, bạn có thể soạn cảnh bao gồm một chủ đề thứ yếu ít quan trọng hơn hoặc điều chỉnh kích thước ở phía bên kia của khung. Cách này sẽ cân bằng được các thành phần mà không làm mất đi sự chú ý khỏi chủ thể chính trong bức ảnh.
Hãy nhìn vào bức ảnh các cột đèn trang trí công phu trên Pont Alexandre III tại Paris. Các cột đèn tự lấp đầy phía bên trái của khung. Tháp Eiffel cân bằng phía bên phải còn lại.
Bạn có thể nhận xét rằng điều này có vẻ đi ngược lại với ý tưởng về không gian âm đề cập trong hướng dẫn số 10. Nó cũng mâu thuẫn với “sự cai trị của số lẻ”. Như tôi đã nói ngay từ đầu của hướng dẫn này, không có quy định nào là không thể phá vỡ trong nhiếp ảnh. Một số hướng dẫn mâu thuẫn với nhau, OK thôi. Đó là một câu hỏi về sự thử nghiệm.
Bức ảnh này được chụp ở Venice. Một lần nữa, cột đèn trang trí chiếm nguyên một phần ba bên phải tấm hình. Còn tháp nhà thờ tạo yếu tố cân bằng phía bên trái.
Điều này cũng có một tác dụng phụ về thành phần. Tháp nhà thờ rõ ràng là lớn hơn nhiều so với các cột đèn trong cuộc sống thực. Nó nhỏ trong bức ảnh là vì nó xa. Điều này tạo thêm chiều sâu cho bức hình.
Sự liền kề là công cụ sáng tác rất mạnh mẽ trong nhiếp ảnh. Nó đề cập đến hai hay nhiều yếu tố trong một cảnh mà có thể tương phản với nhau hoặc tôn vinh cho nhau. Cả hai phương pháp có thể làm việc rất tốt và góp phần quan trọng trong việc giúp những bức ảnh để kể câu chuyện.
Hãy nhìn vào bức ảnh này chụp tại Paris. Trong nửa dưới của khung hình, chúng tôi có các cuốn sách hơi thô, lộn xộn và áp phích treo phía trên. Còn vượt hẳn lên trên tất cả là Nhà thờ Notre Dame thời Trung cổ tráng lệ.
Chúng dường như là trái ngược nhưng lại kết hợp rất tốt với nhau. Cả hai đều đại diện cho thành phố Paris theo những cách khác nhau, cùng kể một câu chuyện về hai yếu tố khác nhau của thành phố.
Bức ảnh trên cũng đã được chụp tại Pháp, nhưng lần này trong ngôi làng nhỏ đẹp như tranh vẽ Meyssac ở phía Tây Nam. Trong bức ảnh này, chiếc Citroen 2CV cũ trông thật hoàn hảo, đứng phía trước quán cà phê Pháp điển hình. Hai yếu tố này tôn nhau một cách tuyệt đối. Người đàn ông quay lưng lại với chúng tôi trong quán cà phê là chủ sở hữu của chiếc xe và ông có vẻ ngạc nhiên khi tôi hỏi có được không khi chụp chiếc xe của ông. Ông dường như không nhận ra rằng mình đã vô tình thiết lập một bối cảnh tinh túy của Pháp bằng cách đậu xe trước quán cà phê.
Các tam giác thành phần vàng hoạt động theo cách rất giống với quy tắc Một Phần Ba. Thay vì một mạng lưới các hình chữ nhật, chúng tôi chia khung hình với một đường chéo đi từ một đỉnh của khung ảnh, cắt chéo qua đỉnh còn lại. Sau đó, bổ sung thêm hai dòng từ các hai đỉnh còn lại sao cho vuông góc với đường chéo. Hai dòng nhỏ hơn giao với dòng lớn ở góc bên phải như được minh họa dưới đây. Điều này phân chia khung hình thành một loạt các hình tam giác. Như bạn có thể thấy, cách này giúp chúng tôi giới thiệu một phần tử của “kích thích thị giác”, như trong hướng dẫn số 6. Với các quy tắc một phần ba, chúng tôi sử dụng các dòng (tam giác trong trường hợp này) để xác định vị trí của các yếu tố khác nhau trong cảnh.
Trong bức ảnh trên, những con đường mòn ánh sáng từ phương tiện giao thông chạy hoàn hảo theo đường chéo chạy từ góc trên bên phải đến góc dưới bên trái. Các đỉnh của tòa nhà bên trái gần với đường chéo nhỏ bên trái. Dòng nhỏ bên phải giao với dòng lớn hơn ở góc trên cùng của tòa nhà.
Tỉ lệ vàng là gì? Vâng, thực sự rất đơn giản: hai đại lượng thuộc tỉ lệ vàng nếu tỉ lệ của chúng giống như tỉ lệ của tổng hai đại lượng đó. Đợi đã nào, giờ thì sao?
Hình như chúng ta đang bị bối rối hơn thì phải?
Đúng là phương pháp tỉ lệ vàng trong việc sáng tác một bức ảnh có vẻ rất phức tạp trong lần đầu tiên bạn nghe đến nó. Thực tế, nó khá đơn giản. Nó giống như một phiên bản hơi phức tạp hơn của quy tắc một phần ba. Thay vì một lưới điện, khung được chia thành một loạt những ô vuông như trong ví dụ dưới đây. Nó được gọi là “Phi lưới”. Sau đó bạn có thể sử dụng các hình vuông để vẽ một hình xoắn ốc trông giống như vỏ của một con ốc – Fibonacci Spiral. Các hình vuông giúp định vị các yếu tố trong khung cảnh và xoắn ốc mang lại cho chúng ta một ý tưởng về cảnh. Đó có tác dụng như một dòng dẫn vô hình.
Người ta tin rằng phương pháp xoắn ốc vàng đã tồn tại trong hơn 2.400 năm, được phát minh từ thời Hy Lạp cổ đại. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại nghệ thuật cũng như kiến trúc, là một cách để tạo ra tác phẩm mang tính thẩm mỹ. Nó đặc biệt cũng được sử dụng trong nghệ thuật thời Phục hưng.
Ok, tôi phải thừa nhận rằng tôi chưa bao giờ thực sự cố ý soạn một bức ảnh bằng cách sử dụng tỉ lệ vàng. Khi tôi nhìn lại qua những bức ảnh đã chụp, tôi mới vỡ lẽ rằng mình đã vô tình sử dụng nó một vài lần.
Tôi chụp bức ảnh này ở Venice. Cây cầu và bậc cầu thang vào cánh trái chiếm phần hình vuông lớn bên phải. Fibonacci Spiral sau đó dẫn chúng ta từ đây lên trên đầu của cây cầu và xuống đến hai người phụ nữ ngồi bên cạnh nó. Có thể coi như là một shot “tai nạn” may mắn!
Tỉ lệ vàng có thể được thiết lập theo các hướng khác nhau. Trong bức ảnh này chụp ở Prague, các vòng xoắn dẫn chúng ta qua cầu đến lâu đài trên bờ xa. Lại một may mắn nữa!
Rõ ràng, không thể có tất cả hướng dẫn về thành phần trong đầu khi bạn đang chụp. Bộ não của bạn sẽ loạn lên là cái chắc! Tuy nhiên, sự luyện tập tốt là nỗ lực để sử dụng một hoặc hai trong số những kỹ thuật trên mỗi khi bạn đi ra ngoài.
Sau một thời gian, bạn sẽ thấy rằng rất nhiều các hướng dẫn này sẽ trở thành thâm căn cố đế. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng chúng một cách tự nhiên mà không cần phải suy nghĩ. Như bạn có thể nhìn thấy từ các tỉ lệ vàng, tôi thậm chí còn sử dụng mà thậm chí còn không nhận ra nó!
Tôi hy vọng bạn thấy hướng dẫn này hữu ích và nó có thể nâng tay nghề của bạn đến cấp độ tiếp theo.
Lấy ý tưởng từ một câu nói trong cuốn The Four Loves của nhà văn C.S. Lewis, người vẽ bức tranh này đã đề cập đến vấn đề mà nhiều người mắc phải: không dám yêu vì sợ bị tổn thương.
Tác giả chia sẻ: “Yêu là dễ bị tổn thương. Trái tim khi yêu sẽ dễ rung động với tất cả mọi thứ nhưng cũng chắc chắn có thể bị siết chặt hoặc bị đau đớn đến vỡ ra. Muốn trái tim luôn nguyên vẹn thì hơn hết đừng trao nó cho bất kỳ ai thậm chí với một con vật nhỏ. Hãy gói gém và bọc nó lại kỹ càng với lòng kiêu hãnh, tránh xa mọi yếu tố nguy hiểm bên ngoài. Lâu dần nó sẽ trở thành thói quen. Trái tim sẽ nằm an toàn trong chiếc hộp của sự ích kỷ. Thế nhưng trong chiếc hộp đó, bóng đêm, lòng vô cảm và sự ngột ngạt triền miên cũng sẽ được an toàn. Không gì có thể đi xuyên qua hay phá vỡ bóng đêm, lòng vô cảm hay sự ngột ngạt triền miên đó. Nơi trái tim bạn luôn được ẩn náu một cách hoàn hảo chỉ có thể là địa ngục mà thôi”.
Đừng ích kỷ với trái tim mình như thế, đừng khư khư giữ những tổn thương lại để nó vón cục, chai lì. Hãy đưa chìa khóa cho người xứng đáng, bạn nhé!
Chàng trai và cô gái là 1 đôi yêu nhau. Chàng trai rất đa tình thế nhưng cô gái vẫn chỉ yêu 1 mình anh
Cô gái rất yêu những ngày mưa và thích đứng 1 mình giữa trời mưa
Mỗi lúc cô chạy ra khỏi chiếc ô, chàng trai luôn đi theo sau vì anh muốn cùng cô ấy chạm vào những giọt mưa.
Nhưng cô lại giữ anh ở lại.
“Tại sao em lại không để anh đứng cùng em giữa trời mưa?” Chàng trai thường hỏi như vậy và luôn luôn nhận đc câu trả lời duy nhất là “EM sợ rằng anh sẽ bị nhiễm lạnh mất thôi”
Nhưng khi anh hỏi lại rằng “vậy thì tạo sao em lại luôn luôn làm như thế?”, cô chỉ mỉm cười như 1 cách trả lời
Rốt cuộc, Chàng trai vẫn luôn đáp ứng yêu cầu của cô, vì chỉ cần làm cho cô ấy hạnh phúc là quá đủ đối với anh rồi…
Nhưng những phút giây hạnh phúc luôn luôn trôi qua rất nhanh chóng
Chàng trai đã yêu 1 nguời con gái khác
1 ngày, anh nói với cô rằng đã đến lúc họ phải chia xa
Cô gái chỉ im lặng
Cô đã hiểu ra rằng Anh chỉ là 1 cơn gió
Gió thì không bao giờ có thể ngừng lại bởi bất kì ai
Buổi tối đó là lần cuối cùng Anh đi cùng cô về nhà
Dưới thềm nhà, Anh trao cho cô nụ hôn cuối cùng
Chàng trai cất lời nói “Anh thật sự xin lỗi… Anh ko tốt, Anh ko xứng đáng với em… Nhưng mà anh muốn em biết rằng, khoảng thời gian mà anh ở cùng em, nhìn em đứng trong mưa, là thời gian mà anh cảm thấy hạnh phúc nhất”
Cô gái nghẹn ngào trong nuớc mắt khi anh ôm cô thật chặt
Sau đó, Anh hỏi “Có 1 điều mà anh đã muốn hỏi em trong 1 thời gian dài. Tại sao em không để anh đứng bên em khi em đang đón nhận những giọt mưa?”
Cô giữ im lặng… rồi nói 1 cách chậm rãi: “Bởi vì em không muốn anh thấy rằng… Em đang khóc”
Trong buổi tối hôm đó, trời đã mưa.
Đêm hôm đó khi trở về nhà, trong lúc vợ tôi dọn bữa ăn tối, tôi nắm lấy tay cô ấy và nói rằng, tôi có việc cần phải nói với cô ấy
Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn. Một lần nữa tôi nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt cô ấy…
Đột nhiên, tôi không biết phải làm thế nào để bắt đầu câu chuyện. Nhưng tôi phải nói cho cô ấy biết những gì tôi đã suy nghĩ. Tôi muốn ly hôn. Tôi nêu vấn đề ra một cách bình tĩnh. Dường như cô ấy không bị khó chịu với những lời tôi nói, thay vào đó chỉ nhẹ nhàng hỏi, tại sao?
Tôi tránh trả lời câu hỏi của cô ấy. Điều này đã làm cô ấy giận dữ. Cô ấy ném đôi đũa đi và hét vào mặt tôi, anh không phải là một người đàn ông! Đêm đó, chúng tôi đã không nói chuyện với nhau. Cô ấy thổn thức. Tôi biết cô ấy muốn tìm hiểu những gì đã xảy ra đối với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Nhưng tôi khó có thể cho cô ấy một câu trả lời dễ chịu gì, cô ấy đã để Jane đánh cắp mất trái tim tôi. Tôi không còn yêu cô ấy nữa. Tôi chỉ thương hại cô ấy!
Thực sự cảm thấy tội lỗi, tôi thảo lá đơn ly hôn ghi rõ cô ấy sẽ sở hữu căn nhà, chiếc xe hơi và 30% cổ phần của công ty tôi. Cô ấy liếc nhìn nó và sau đó xé nó ra từng mảnh nhỏ. Người phụ nữ đã trải qua hơn chục năm cuộc đời mình với tôi đột nhiên đã trở thành một người xa lạ. Tôi cảm thấy tiếc cho cô ấy vì đã đánh mất thời gian thời gian, nguồn lực và sức lực, nhưng tôi không thể rút lại những lời đã nói – tôi đã quá yêu Jane. Cuối cùng cô ấy òa khóc trước mặt tôi, và đó là những gì tôi mong đợi xảy ra. Đối với tôi, tiếng khóc của cô ấy sẽ là cách để giải tỏa nỗi đau. Ý tưởng về việc ly hôn đã dằn vặt tôi suốt nhiều tuần qua giờ dường như chắc chắn và rõ ràng hơn.
Ngày hôm sau, tôi trở về nhà rất muộn và thấy cô ấy đang cắm cúi viết tại bàn làm việc. Tôi không ăn bữa tối mà đi ngủ luôn và ngủ thiếp đi rất nhanh bởi vì tôi đã mệt mỏi sau một ngày bận rộn với Jane. Khi tỉnh giấc, cô ấy vẫn ngồi viết ở bàn. Tôi không quan tâm vì vậy tôi trở mình và ngủ tiếp.
Buổi sáng dậy, vợ tôi bắt đầu trình bày điều kiện ly hôn: Cô ấy không muốn bất cứ thứ gì từ tôi, nhưng cần tôi thông báo một tháng trước khi ly hôn. Cô ấy yêu cầu rằng trong một tháng đó, cả hai chúng tôi phải cố gắng để sống một cuộc sống bình thường nhất có thể. Lý do cô ấy đưa ra khá đơn giản: con trai của chúng tôi sẽ có kỳ thi của mình trong một tháng tới và cô ấy không muốn làm nó phân tâm với cuộc hôn nhân tan vỡ của chúng tôi.
Tôi có thể chấp nhận được điều kiện này. Nhưng cô ấy còn yêu cầu nhiều hơn thế, cô ấy yêu cầu tôi nhớ lại cách mà tôi đã đưa cô ấy vào ra phòng cô dâu trong ngày cưới của chúng tôi. Cô yêu cầu mỗi ngày trong thời gian một tháng tới tôi phải đưa cô ấy ra khỏi phòng ngủ của chúng tôi tới cửa trước vào buổi sáng. Tôi nghĩ rằng cô ấy bị điên rồi. Chỉ để giúp cho những ngày cuối cùng của chúng tôi cùng nhau là chấp nhận được tôi đành chấp thuận yêu cầu kỳ quặc của cô ấy.
Tôi đã nói với Jane về điều kiện ly hôn của vợ tôi. Cô ấy cười to và cho rằng đó là một yêu cầu ngu xuẩn. Bất kể vợ tội có mánh khóe gì, cô ấy có phải đối mặt với việc ly hôn, Jane nói một cách khinh bỉ.
Vợ tôi và tôi đã không đụng chạm gì về thể xác kể từ khi ý định ly hôn của tôi được thể hiện một cách rõ ràng. Vì vậy, khi tôi bế cô ấy vào ngày đầu tiên, cả hai chúng tôi tỏ ra khá lóng ngóng, vụng về. Con trai tôi vỗ tay và theo sau chúng tôi: Cha đang bế mẹ trên tay của mình. Lời nói đó của con trai mang lại cho tôi một cảm giác đau đớn. Từ phòng ngủ đến phòng khách, sau đó đến cửa, tôi đã bước đi trên mười mét với cô ấy trên tay. Cô ấy nhắm mắt và nói nhẹ nhàng, đừng nói với con trai của chúng ta về việc ly hôn. Tôi gật đầu và cảm thấy có chút gì đó đổ vỡ. Tôi đặt cô ấy xuống ở cửa ra vào. Cô ấy đứng đó chờ xe buýt để đi làm. Tôi lái xe một mình đến văn phòng.
Vào ngày thứ hai, cả hai chúng tôi đã hành động dễ dàng hơn. Cô ấy dựa vào ngực tôi. Tôi có thể ngửi được mùi hương từ áo khoác của cô ấy. Tôi nhận ra rằng tôi đã không nhìn người phụ nữ này một cách cẩn thận trong một thời gian dài. Tôi nhận ra cô ấy không còn trẻ nữa. Có những nếp nhăn trên khuôn mặt của cô, mái tóc cô đã ngả màu xám! Cuộc hôn nhân của chúng tôi đã lấy đi nhiều thứ của cô ấy. Trong một phút, tôi tự hỏi tôi đã làm được những gì cho cô ấy.
Vào ngày thứ tư, khi tôi nâng cô ấy lên, tôi cảm thấy một cảm giác thân mật trở về. Đây là người phụ nữ đã có mười năm chung sống với tôi. Vào ngày thứ năm và thứ sáu, tôi nhận ra rằng cảm giác của sự thân mật của chúng tôi đã tiếp tục tăng lên. Tôi đã không nói với Jane về việc này. Việc bế vợ tôi đã trở nên dễ dàng hơn khi thời gian một tháng dần trôi qua. Có lẽ mỗi ngày đều luyện tập như vậy đã làm tôi trở nên khỏe hơn.
Một buổi sáng, cô ấy đã lựa chọn kỹ càng những đồ để mặc. Cô đã thử một vài bộ nhưng không thể tìm được một bộ nào phù hợp. Cuối cùng, cô ấy thở dài, tất cả quần áo của mình đã trở nên rộng hơn. Tôi đột nhiên nhận ra rằng cô đã quá gầy, đó là lý do tại sao tôi bế cô ấy đã dễ dàng hơn.
Đột nhiên điều đó như một cú đánh vào tôi … cô ấy đã phải chôn giấu nhiều đau đớn và nỗi cay đắng trong tim. Một cách vô thức, tôi đưa tay ra và chạm vào đầu cô ấy.
Lúc này con trai chúng tôi chạy đến và nói, Cha à, đến giờ bế mẹ ra rồi. Đối với thằng bé, việc thấy cha mình bế mẹ mình trên tay đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của nó. Vợ tôi ra hiệu cho con trai của chúng tôi lại gần và ôm nó thật chặt. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng tôi có thể thay đổi quyết định của tôi ở phút cuối cùng này. Sau đó tôi bế cô ấy trong vòng tay, bước từ phòng ngủ, ngang qua phòng khách, và đi qua hành lang. Cô ấy vòng tay qua cổ tôi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi ôm cô ấy thật chặt, giống như vào ngày cưới của chúng tôi.
Điều làm tôi buồn là cô ấy còn nhẹ hơn nhiều so với tôi tưởng. Vào ngày cuối cùng, khi ôm cô ấy trong vòng tay của tôi, tôi lại khó có thể cất được bước chân. Con trai chúng tôi đã đi đến trường. Tôi ôm cô ấy thật chặt và nói rằng, anh đã không nhận thấy rằng cuộc sống của chúng ta đã thiếu đi sự thân mật. Tôi lái xe đến văn phòng …. nhảy ra khỏi xe thật nhanh mà không cần khóa cả cửa xe. Tôi sợ bất cứ sự chậm trễ nào của mình sẽ khiến tôi đổi quyết định của mình… Tôi bước lên mấy bậc thang. Jane mở cửa và tôi đã nói với cô ấy: “Xin lỗi Jane, anh không muốn ly dị nữa”.
Cô ấy nhìn tôi, ngạc nhiên, và sau đó sờ trán tôi. Anh có bị sốt không? Cô ấy nói. Tôi gỡ tay cô ấy ra. “Xin lỗi, Jane”, tôi nói, “Anh sẽ không ly dị”. Cuộc sống hôn nhân của anh có lẽ đã tẻ nhạt vì cô ấy và anh không đánh giá cao những chi tiết của cuộc sống chung, chứ không phải vì bọn anh đã không còn yêu nhau nữa. Giờ đây anh nhận ra rằng vì rằng anh đã bế cô ấy vào trong nhà vào ngày cưới, tôi sẽ bế cô ấy như vậy cho đến khi cái chết chia lìa anh và cô ấy. Jane dường như choàng tỉnh. Cô ta cho tôi một cái tát như trời giáng rồi đóng sầm cửa lại và bật khóc. Tôi xuống cầu thang và lái xe đi. Tại tiệm hoa bên đường, tôi mua một bó hoa cho vợ tôi. Cô bán hàng hỏi tôi cần ghi những gì trên thiệp. Tôi mỉm cười và viết, anh sẽ bế em ra khỏi phòng vào mỗi sáng cho đến khi cái chết chia lìa đôi ta.
Tối hôm đó, tôi về đến nhà, với hoa tay tôi, và nụ cười nở trên môi, tôi chạy lên cầu thang, chỉ để thấy vợ tôi nằm trên giường – cô ấy đã ra đi. Vợ tôi đã chiến đấu với căn bệnh ung thư trong nhiều tháng qua và tôi đã quá bận rộn với Jane để có thể nhận ra điều đó. Cô ấy biết rằng mình sẽ chết và cô ấy muốn ngăn tôi khỏi bất kỳ phản ứng gì tiêu cực từ con trai của chúng tôi, trong trường hợp chúng tôi sẽ ly hôn với nhau – Ít nhất, trong con mắt của con trai của chúng tôi – Tôi là một người chồng đầy tình yêu thương … .
Các chi tiết nhỏ trong cuộc sống của bạn thực sự là quan trọng trong một mối quan hệ. Nó không phải là biệt thự, xe hơi, tài sản, hay tiền trong ngân hàng. Những thứ đó tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho hạnh phúc, nhưng bản thân chúng không thể đem lại hạnh phúc cho chúng ta.
Vì vậy, hãy dành thời gian để trở thành bạn thân của người bạn đời của bạn và làm cho nhau những việc nhỏ mà có xây dựng được sự thân mật. Hãy có một cuộc hôn nhân thực sự hạnh phúc!
Nếu bạn không chia sẻ bài này, chẳng có điều gì xảy ra với bạn.
Nếu bạn chia sẻ, bạn có thể sẽ cứu vãn được một cuộc hôn nhân nào đó. Nhiều người gặp thất bại trong cuộc sống là những người không nhận ra họ đã đến gần với thành công thế nào khi họ quyết định bỏ cuộc
Hãy nhớ rằng tình yêu là những thứ quý báu nhất trong tất cả các kho báu. Nếu không có nó bạn sẽ chẳng có gì, và nếu có nó bạn có tất cả mọi thứ. Tình yêu không bao giờ mất đi, ngay cả khi xương cốt của một người mình yêu đã trở thành tro bụi. Cũng giống như mùi thơm của gỗ đàn hương không bao giờ mất đi, ngay cả khi nó đã bị nghiền nát, tương tự như vậy nền tảng của tình yêu là linh hồn, nó không thể phá hủy và tồn tại mãi mãi. Vẻ đẹp có thể mất đi, nhưng tình yêu thì không bao giờ.
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái:
Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày…
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân: khi ra đời chẳng ai mang đến, khi chết chẳng ai mang theo. Nếu có người cần giúp, bạn nên rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền, biết làm chủ đồng tiền và không làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa của cuộc sống tuổi già.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ,sức khỏe là của mình. Cha mẹ yêu con vô hạn; con yêu cha mẹ có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là cảm thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy vào ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào túc trực bên giường đâu (Cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ? Người ta cũng yếu, đôi khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình có và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống… Trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư); Biết đủ thì lúc nào cũng vui (Tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Suy cho cùng, ai cũng thế cả, cuối cùng rồi cũng trở về với tự nhiên… Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái; bây giờ thời gian còn lại chẳng được bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già. Tuổi không già tâm già, thế là không già mà thành già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; ăn quá nhiều thịt cá thì cơ thể không hấp thụ hết được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn ào thì khó chịu… Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh (chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống). Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh… Tất cả ĐỀU ĐÃ QUÁ MUỘN MÀNG…
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy: Tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, như vậy cuộc sống có hương vị. Tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan buồn chán… sống như vậy sẽ mau già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể
nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp. Đạo đức khỏe mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người sống trong xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một vài bạn tốt chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, vì tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già và làm cho cuộc sống của bạn thêm nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (nhớ lại chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối, tâm linh cần trong sáng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời niên thiếu; có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
SINH – LÃO – BỆNH – TỬ là quy luật ở đời, không ai chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản ra đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm là an lòng và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.
Chu Dung Cơ
Trên đoàn tàu, cô soát vé xinh đẹp nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê. Cô nói cộc lốc:
– Soát vé!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ
trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
– Ðây là vé trẻ em.
Người đàn ông đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
– Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
– Anh là người tàn tật à?
– Vâng, tôi là người tàn tật.
– Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
– Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn:
– Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông im lặng, lặng lẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên.
– Tôi chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
– Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu đỏ của Hội người tàn tật!
Người đàn ông nhăn nhó, giải thích :
– Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông một lần nữa trình bày với trưởng tàu rằng mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…
Trưởng tàu cũng hỏi:
– Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông trả lời rằng mình không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
– Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đàn ông bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ để mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như sắp khóc:
– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, tôi không bao giờ còn có thể đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lòng, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý mà tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
– Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với trưởng tàu:
– Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
– Cũng được.
Một ông lão ngồi đối diện với người đàn ông tàn tật tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
– Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
– Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
– Ðương nhiên tôi là đàn ông!
– Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên…
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Ông lão thành lắc lắc đầu, nói:
– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông thì không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho trưởng tàu. Cô nói với ông lão:
– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Ông lão chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng :
– Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
– Ông ăn nói tử tế một chút. Tôi không là người thì là gì?
Ông lão vẫn bình tĩnh, nhếch miệng cười:
– Cô là người ư? Cô đưa “giấy chứng nhận làm người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh đăm đăm nhìn ra ngoài cửa sổ con tàu. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.
Hi, I am Le Trung Tin, I live in Nha Trang City. Photography remains one of my biggest passions.
M | T | W | T | F | S | S |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 |