20 quy tắc phải nhớ để bức ảnh bạn chụp trở nên đẹp hơn
Tôi từng nghe được một câu nói vui vui như sau: Quy luật của nhiếp ảnh ư? Đơn giản là có dụng cụ, tóm lấy nó và chụp ngay một vài shot hình thôi.
Đa phần chúng ta chẳng ai thích tuân theo những nguyên tắc ngặt nghèo nhàm chán cả. Tuy nhiên, một số hướng dẫn bạn có thể sử dụng để giúp cải thiện những “thành phần cơ bản” trong bức ảnh của bạn. Ở hướng dẫn này, tôi đã liệt kê 20 điều, kèm theo đó là những ví dụ mà tôi nghĩ là sẽ dễ hiểu. Tôi đã bắt đầu với những điều cơ bản nhất và kết thúc với một số kỹ thuật nâng cao hơn.
Đầu tiên, hãy làm rõ định nghĩa “thành phần” của một bức ảnh. “Thành phần” đề cập đến cách các yếu tố khác nhau trong một cảnh được bố trí trong khung hình. Như tôi đã đề cập, đây không phải là quy tắc bất biến và nhanh chóng để áp dụng nhưng sẽ là các hướng dẫn hữu ích. Điều đó có nghĩa, nhiều tips trong đây đã được sử dụng hàng ngàn năm và chúng thực sự giúp bạn đạt được những tác phẩm hấp dẫn hơn. Tôi thấy rằng tôi thường có một hoặc nhiều hơn các nguyên tắc này lưu trong tâm trí, và kết hợp nhuần nhuyễn khi bắt đầu thực hành.
Chúng ta sẽ bắt đầu với kỹ thuật nổi tiếng nhất: The Rule of Thirds – Quy tắc Một Phần Ba.
1. Quy tắc Một Phần Ba
Tôi nhớ là đã nhắc bạn trước, không có các quy tắc bất biến và nhanh chóng để áp dụng khi nói tới thành phần ảnh, nhưng tôi vẫn mạnh dạn đề cập đến “luật” Một Phần Ba này đầu tiên.
Quy tắc này đơn giản thôi. Bạn chia khung hình ra làm 9 phần hình chữ nhật bằng nhau, như minh họa phía trên. Để hỗ trợ chúng ta đỡ phải tính toán trong đầu gây xao nhãng, các nhà sản xuất máy ảnh đã tích hợp sẵn tính năng này cho chúng ta qua chế độ live view.
Mục đích của chúng ta là chọn ra những “điểm vàng” – đặt những vật thể quan trọng bạn muốn người xem tập trung nằm trên một hoặc nhiều các đường kẻ chia khung phần ba này, hoặc đặt chúng vào điểm giao nhau giữa các đường. Tin tôi đi, sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ đẹp hơn những tấm hình trước giờ bạn áp dụng đúng quy tắc: vật thể chủ đạo nằm ngay chính giũa, đã quá cơ bản và nhàm chán rồi.
Trong bức ảnh trên, tôi đã đặt đường chân trời vào khoảng dọc theo đường chia một phần ba dưới cùng của khung hình, và cây lớn nhất dọc theo đường bên phải. Tấm hình này sẽ không “nghệ” được như kia nếu tôi “cắm” thẳng cái cây to bự kia vào chính giữa.
Tấm này tôi chụp Old Town Square ở Prague, tôi đã đặt chân trời ngang với đường thứ ba trên cùng trong khung hình. Hầu hết các tòa ở giữa một phần ba nằm ngang và quảng trường chính chiếm phần ba phía dưới của khung. Các ngọn tháp của nhà thờ được đặt gần đường ngang bên phải của khung.
2. Chọn thành phần trung tâm và tính đối xứng
Nếu ở quy tắc trên, tôi nhắc bạn ĐỪNG đặt vật thể chính và trung tâm khung hình, thì ở rule no.2 này, tôi lại mách bạn rằng, hãy làm ngược lại điều trên kia đi (thật buồn cười phải không). Trong nhiều trường hợp, đặt vật thể trung tâm vào chính giữa lại thực sự tạo nên hiệu quả cho hiệu ứng thị giác. Và còn chuẩn hơn nữa nếu bạn sử dụng khung hình vuông.
Bức ảnh này chụp Ha’penny Bridge tại quê hương Dublin của tôi, quả là một ứng viên hoàn hảo cho giải Hoa hậu trung tâm phải không? Hãy để ý bố cục đối xứng tuyệt hảo của nó, thật là tuyệt vời!
Chụp cảnh có phản xạ cũng là một cơ hội tuyệt vời để sử dụng tính đối xứng trong sáng tác của bạn. Trong bức ảnh này, tôi đã thực sự phải vận dụng sự kết hợp của các quy tắc của phần ba và đối xứng. Cây được đặt trong vị trí trung tâm bên phải của khung nhưng vẫn còn nước hồ để làm đối xứng. Bạn có thể kết hợp một số hướng dẫn về thành phần trong một bức ảnh, hãy luôn nhớ điều này nhé.
3. Bố cục tiền cảnh và chiều sâu
Bao gồm một số tiền cảnh ấn tượng là một cách thông minh để tạo nên chiều sâu cho tấm hình. Các tấm ảnh bạn thấy ở dạng 2D – đương nhiên rồi. Nhưng hãy “3D hóa” cho chúng bằng cách tạo độ sâu, nhấn nhá xa gần.
4. Tạo khung bên trong khung
“Khung trong khung” là cách rất hiệu quả để khắc họa chiều sâu một cảnh rộng. Để sử dụng hiệu quả kỹ thuật này, hãy tìm các yếu tố như cửa sổ, mái vòm… Các khung không cần thiết phải bao trọn lấy toàn bộ khung cảnh đâu.
Trong các bức ảnh chụp trên Quảng trường St Mark ở Venice, tôi sử dụng các cổng vòm để “khung” St Marks Basilica và Campanile ở phía cuối của quảng trường. Việc sử dụng các cảnh nhìn qua vòm là một đặc trưng tiêu biểu trong hội họa thời Phục hưng, như một cách miêu tả chiều sâu. Bạn có thể thấy, quảng trường đang không có ai khi tôi chụp. Đây là một trong những cái hay của việc thức dậy lúc 5 giờ sáng. Sáng sớm là một trong những khoảng thời gian yêu thích của tôi để ra ngoài lang thang với máy ảnh.
Khung không nhất thiết phải do con người tạo ra như vòm hoặc cửa sổ. Bức ảnh này được chụp tại County Kildare tại Ireland. Lần này, tôi sử dụng thân cây bên phải và các nhánh nhô ra để tạo ra một khung xung quanh cảnh có chứa các cây cầu và nhà thuyền. Chú ý rằng, mặc dù các “khung” không thực sự bao quanh toàn bộ cảnh trong trường hợp này, nó vẫn còn cho bạn thêm cảm giác về chiều sâu.
Sử dụng “khung trong khung” chính là một công cụ thông minh khi sử dụng những đường nét xung quanh để tạo điểm nhấn cho vật thể mà bạn muốn người xem chú ý nhất.
5. Sử dụng các đường dẫn
Các đường dẫn này giúp dẫn dắt người xem tập trung vào những yếu tố quan trọng trong tấm hình.
Trong bức ảnh chụp tháp Eiffel trên đây, tôi tận dụng họa tiết trên đá lát, kết hợp cùng góc chụp để tạo đường dẫn. Các đường dẫn (màu trắng) – theo một cách rất tự nhiên – đã làm người xem chú ý hoàn toàn đến cái đích cuối cùng là tháp Eiffel phía xa.
Các đường dẫn không nhất thiết phải là đường thẳng như minh họa này. Trên thực tế, đa phần các nhiếp ảnh gia ưa dùng những đường cong uyển chuyển hơn.
6. Đường chéo và tam giác
Người ta thường nói rằng hình tam giác và đường chéo có thể thêm “kịch tính” cho bức ảnh. Vậy “kịch tính” có nghĩa là gì? Nó khá khó giải thích, vì phụ thuộc vào cảm nhận.
Các đường ngang và dọc cho thấy sự ổn định. Nếu bạn nhìn thấy một người đừng trên một mặt phẳng nằm ngang, anh ta sẽ trông khá ổn định. Nếu chụp người đàn ông này trên một đường dốc, ông ta sẽ trông ít ổn định hơn. Nó tạo nên một sự căng thẳng thị giác nhất định. Chúng ta không nên sử dụng đường chéo trong cuộc sống hằng ngày của mình. Chúng tạo nên sự bất ổn vô thức. Nhưng kết hợp tam giác và đường chéo vào hình ảnh có thể tạo ra cảm giác “kịch tính”.
Hình ảnh về cây cầu Samuel Beckett tại Dublin kết hợp nhiều hình tam giác và đường chéo vào cảnh. Cây cầu chính nó là một hình tam giác (nó trông giống như một cây đàn hạc Celtic khi nhìn từ bên mặt). Ngoài ra, còn có một số hình tam giác “ẩn” trong cảnh vật. Các đường dẫn hướng bên phải của khung cùng tất cả tam giác đều gặp nhau tại cùng một điểm. Cả hai kỹ thuật đã được kết hợp để tạo nên hình ảnh: đường dẫn và đường chéo.
Trong bức ảnh của khách sạn Hotel de Ville ở Paris, tam giác và đường chéo tạo nên cảm giác năng động. Chúng ta không thường thấy tòa nhà nghiêng như vậy trong cuộc sống hằng ngày. Nó ảnh hưởng đến cảm giác cân bằng của chúng ta. Nó tạo nên sự căng thẳng thị giác.
7. Hoa văn và bề mặt
Bản năng con người đã bị thu hút bởi những họa tiết. Kết hợp các họa tiết sao cho hài hòa luôn là cách để bạn lấy điểm với người xem.
Cả hai bức ảnh này tôi đều chụp ở Tunisia. Ở tấm hình trên, tôi dẫn dắt từ họa tiết viền của những phiến đá lát, với đích đến là tận mái vòm.
8. Quy tắc số lẻ
Quy tắc này cho thấy một hình ảnh hấp dẫn hơn nếu có số lẻ các đối tượng. Các lý thuyết chỉ ra cho chúng ta rằng, một số chẵn các phần tử trong một cảnh sẽ làm ta mất tập trung, hoặc hoang mang xem mình nên tập trung vào đối tượng nào hơn.
Một số lẻ trong cảnh sẽ tự nhiên và khiến mắt ta dễ dàng chấp nhận. Cá nhân tôi vẫn đang băn khoăn về quy tắc này.
Bức ảnh trên là điển hình cho Quy tắc số lẻ. Tôi cũng “cố tình” lồng cả kỹ thuật “khung trong khung” để thử thách các bạn đấy.
Bức ảnh này chụp 2 người lái thuyền trên sông Venice. Như các bạn đấy, Quy tắc số lẻ đã sai trong trường hợp này. Chính vì thế mới có sự băn khoăn của tôi đó (cười).
9. Lấp đầy khung hình
Lấp đầy khung hình với chủ đề chính của bạn, để lại rất ít hoặc không có không gian xung quanh, có thể rất hiệu quả trong các tình huống nhất định. Nó giúp tập trung người xem hoàn toàn vào chủ đề chính mà không có bất kỳ phiền nhiễu phân tâm nào khác. Nó cũng cho phép người xem khám phá từng chi tiết của đối tượng đó – điều sẽ không được tốt nếu chụp ảnh từ xa. Lấp đầy khung thường liên quan đến việc chụp cận cảnh. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể dẫn đến một số thành phần rất độc đáo và thú vị.
Đối với tấm ảnh chụp “chú mèo” của tôi, các bạn có thể tập trung hơn vào từng chi tiết trên khuôn mặt và lớp lông rậm rạp đó. Thần thái của chủ thể chính vì thế được khắc họa rất rõ nét.
10. Loại bỏ phần không gian âm
Một lần nữa, tôi sẽ hoàn toàn mâu thuẫn với bản thân mình! Ngay ở điều trên kia thôi, tôi còn bảo với bạn rằng hãy làm đầy khung hình đi. Nhưng bây giờ, tôi lại nói rằng, điều ngược lại cũng sẽ vô cùng hiệu quả. Để lại nhiều không gian trống xung quanh chủ thể chính đôi khi lại làm bức hình trở nên cực kỳ thú vị. Cũng như khi làm đầy khung hình, việc để lại nhiều khoảng không cũng làm người xem không bị xao nhãng khỏi chủ thể chính.
Bức ảnh này chụp một bức tượng khổng lồ của thần Shiva Hindu ở Mauritius là một ví dụ điển hình của việc sử dụng không gian âm. Bức tượng rõ ràng là chủ đề chính nhưng tôi đã để lại nhiều không gian là bầu trời xung quanh nó. Kết quả là một cảm giác đơn giản, không khiến người xem phải căng não nghĩ ngợi. Tôi cũng áp dụng quy tắc Một Phần Ba trong shot hình này.
11. Nghệ thuật của sự đơn giản và tối giản
Trong hướng dẫn trước, chúng ta đã thấy được việc loại bỏ phần không gian âm xung quanh chủ thể chính sẽ tạo nên được cảm giác đơn giản, tối giản. Sự đơn giản – bản thân nó đã chính là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ. Người ta thường nói “less is more”, điều này không sai. Bạn có thể tạo sự đơn giản đó bằng cách phóng to và tập trung vào chi tiết của chủ thể chính.
Trong bức ảnh đầu tiên này, tôi phóng to và nhắm vào một số giọt nước trên chiếc lá. Một ống kính macro tốt có thể là công cụ rất hữu ích cho việc tạo ra các loạt hình ảnh.
12. Cô lập chủ thể
Bằng cách sử dụng một khẩu độ rộng, bạn có thể làm mờ nền để tránh làm xao lãng chủ thể chính của bạn. Đây là một kỹ thuật đặc biệt hữu ích đối với chụp chân dung. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thiết lập khẩu độ khác nhau trong hướng dẫn của tôi về khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO.
Trong bức ảnh một chú mèo núp sau cái hộp, tôi đặt khẩu độ F3.5 rất rộng và kết quả trông nền rất mờ. Kỹ thuật này là cách tuyệt vời, cũng dùng để đơn giản hóa. Bạn có thể nhận thấy rằng tôi cũng sử dụng kỹ thuật này để tập trung sự chú ý vào những giọt nước trên lá trong hướng dẫn trước.
13. Thay đổi điểm nhìn
Phần lớn những bức hình được chụp từ ngang tầm mắt. Trong trường hợp của tôi, đó chỉ là 5 feet! Chụp hướng lên hoặc chúi xuống chính là cách thức làm thú vị hơn những chủ thể bạn đã quen thuộc. Tôi đã tận mắt chứng kiến những nhiếp ảnh gia chụp cảnh hoang dã nằm phủ dưới bùn, để có được những shot hoàn hảo.
Shot này chụp Paris vào ban đêm, được lấy từ mái của tháp Montparnasse ở tầng 15th Arrondissement. Lên thật cao cho bạn cơ hội để bắt được những điểm nhìn ngoạn mục của một thành phố, đặc biệt là vào ban đêm.
Đôi khi, việc tìm kiếm những điểm nhìn tuyệt hảo để chụp sẽ làm cho bạn khốn đốn, lần này tôi đã ướt hết chân. Shot trên tôi chụp khi đứng giữa dòng suối tại Ballyhoura, County Limerick, Ireland. Tôi thực sự đã phải đợi khá lâu, thậm chí là đứng tắm mưa và rồi chờ mặt trời quay trở lại. Tôi đã uống khá nhiều whisky nóng sau đó để tăng nhiệt độ cơ thể.
14. Kết hợp màu
Việc sử dụng màu thường bị xem nhẹ khi chụp ảnh. Lý thuyết màu sắc là điều mà các nhà thiết kế đồ họa, thời trang và nội thất đều rất quen thuộc. Một số kết hợp màu sẽ tôn nhau lên, tạo nên trực quan ấn tượng.
Hãy nhìn vào bánh xe màu bên trên. Bạn có thể thấy rằng các màu sắc được bố trí hợp lý trong các phân đoạn của một vòng tròn. Khung màu mà đối diện nhau trên bánh xe màu được gọi là các màu tương phản. Là những nhiếp ảnh gia, chúng ta có thể tìm kiếm những cách kết hợp màu tương phản để tạo ra tác phẩm hấp dẫn và ấn tượng.
Bạn đã bao giờ để ý có bao nhiêu áp phích phim có màu xanh và màu vàng/cam? Chúng được chọn lựa theo chủ đích để tạo sự bắt mắt.
Tôi đã kết hợp màu xanh/màu vàng để tạo sự nổi bật trong bức ảnh chụp Nhà Custom ở Dublin. Màu vàng của tòa nhà được kết hợp đẹp mắt với màu xanh sâu thẳm của bầu trời.
Màu đỏ và màu xanh cũng là màu sắc tương phản trên bánh xe màu. Trung tâm mua sắm Stephen’s Green Shopping Centre ở Dublin được thắp sáng lên màu đỏ cho Giáng sinh năm ngoái. Điều này đã được rất ấn tượng với màu xanh của bầu trời đêm sớm. Tôi thích chụp ảnh thành phố trong khung giờ mà trời đổ màu xanh. Màu xanh sâu của bầu trời lúc này là một bối cảnh rất hấp dẫn đối với kiến trúc thành phố và những ánh đèn. Màu đen tinh khiết của bầu trời đêm lại không nổi bật và tương phản mạnh với ánh đèn của thành phố.
15. Quy tắc không gian
Quy tắc không gian liên quan đến hướng đối tượng trong bức ảnh đang phải đối mặt hay đang hướng tới đâu. Ví dụ, nếu bạn chụp chiếc xe đang chuyển động, cần phải để nhiều phần không gian phía trước hơn là phần đường mà chiếc xe đó đã đi qua. Điều này ngụ ý rằng đang có không gian trong khung hình để đón xe di chuyển vào. Hãy xem ví dụ về chiếc thuyền trong bức ảnh này.
Trong bức ảnh này, thuyền được đặt ở phía bên tay trái của khung khi nó di chuyển từ trái sang phải. Chú ý là có nhiều không gian hơn cho thuyền di chuyển vào phía trước theo hướng chuyển động, hơn là cho đằng sau nó. Nếu thuyền đã ở sẵn bên tay phải của tấm hình, nó sẽ vô cùng tệ đấy!
Điều này cũng có thể được sử dụng cho hình chụp con người. Các quy tắc không gian cho thấy, đối tượng nên nhìn hoặc quay mặt vào hình chứ không phải là hướng ra. Hãy xem người nghệ sĩ trong bức ảnh trên. Tôi “nháy” anh ta ngồi ở phía bên tay trái của khung hình. Anh đang quay mặt sang bên phải (theo hướng chúng ta nhìn). Bằng cách hướng mặt vào không gian rộng còn lại, anh ấy đã dẫn con mắt của chúng ta qua người đàn ông đang dựa vào lan can và các cặp vợ chồng nhảy múa ở phía bên tay phải tấm hình.
16. Quy tắc từ trái sang phải
Có một lý thuyết nói rằng, chúng ta “đọc” một hình ảnh theo chiều từ trái sang phải, cũng như cái cách mà chúng ta đọc chữ viết. Chính vì lý do này, tôi khuyên các bạn hãy mô tả chuyển động theo hướng từ trái sang. Kỹ thuật này rất tốt đối với các quốc gia có ngôn ngữ được đọc từ trái sang phải, nhưng với một số ngôn ngữ như tiếng Ả Rập chẳng hạn, tip này lại không có tác dụng cho lắm. Thành thực mà nói, trên thực tế, tôi vẫn thấy những bức ảnh cực đẹp với “dòng chảy” bắt đầu từ bên phải khung hình.
Tôi đã từng bị chỉ trích bởi một thẩm phán về thực tế rằng một người phụ nữ trong bức ảnh của tôi bước đi từ bên phải. Ông nói với tôi nó không làm theo quy tắc từ trái sang phải. Tôi nhắc ông thẩm phán rằng bức ảnh được chụp ở Tunisia, nơi người đọc từ phải sang trái. Và tôi đã thua.
Tấm ảnh trên tuân thủ quy luật thứ 16 này. Người phụ nữ dắt chó trong Vườn Tuileries ở Paris đi bộ từ bên trái sang bên phải của khung. Bức ảnh này cũng tuân thủ “quy tắc không gian”. Bạn sẽ nhận thấy, có nhiều không gian hơn ở phía trước người phụ nữ hơn phía sau cô. Cô có rất nhiều không gian để đi bộ vào trong khung hình. Tôi cũng sử dụng các quy tắc của phần ba và “khung trong khung” để sáng tác bức ảnh này.
17. Cân bằng các yếu tố trong cảnh
Nếu bạn còn nhớ, điều đầu tiên tôi khuyên trong chuỗi bài viết là Quy tắc Một Phần Ba. Có nghĩa là chúng ta thường đặt các chủ thể chính của bức ảnh theo một trong các đường lưới dọc. Đôi khi điều này có thể dẫn đến sự thiếu cân bằng trong bối cảnh đó. Nó có thể để lại một loạt khoảng trống trong phần còn lại của khung hình.
Để khắc phục điều này, bạn có thể soạn cảnh bao gồm một chủ đề thứ yếu ít quan trọng hơn hoặc điều chỉnh kích thước ở phía bên kia của khung. Cách này sẽ cân bằng được các thành phần mà không làm mất đi sự chú ý khỏi chủ thể chính trong bức ảnh.
Hãy nhìn vào bức ảnh các cột đèn trang trí công phu trên Pont Alexandre III tại Paris. Các cột đèn tự lấp đầy phía bên trái của khung. Tháp Eiffel cân bằng phía bên phải còn lại.
Bạn có thể nhận xét rằng điều này có vẻ đi ngược lại với ý tưởng về không gian âm đề cập trong hướng dẫn số 10. Nó cũng mâu thuẫn với “sự cai trị của số lẻ”. Như tôi đã nói ngay từ đầu của hướng dẫn này, không có quy định nào là không thể phá vỡ trong nhiếp ảnh. Một số hướng dẫn mâu thuẫn với nhau, OK thôi. Đó là một câu hỏi về sự thử nghiệm.
Bức ảnh này được chụp ở Venice. Một lần nữa, cột đèn trang trí chiếm nguyên một phần ba bên phải tấm hình. Còn tháp nhà thờ tạo yếu tố cân bằng phía bên trái.
Điều này cũng có một tác dụng phụ về thành phần. Tháp nhà thờ rõ ràng là lớn hơn nhiều so với các cột đèn trong cuộc sống thực. Nó nhỏ trong bức ảnh là vì nó xa. Điều này tạo thêm chiều sâu cho bức hình.
18. Sự liền kề
Sự liền kề là công cụ sáng tác rất mạnh mẽ trong nhiếp ảnh. Nó đề cập đến hai hay nhiều yếu tố trong một cảnh mà có thể tương phản với nhau hoặc tôn vinh cho nhau. Cả hai phương pháp có thể làm việc rất tốt và góp phần quan trọng trong việc giúp những bức ảnh để kể câu chuyện.
Hãy nhìn vào bức ảnh này chụp tại Paris. Trong nửa dưới của khung hình, chúng tôi có các cuốn sách hơi thô, lộn xộn và áp phích treo phía trên. Còn vượt hẳn lên trên tất cả là Nhà thờ Notre Dame thời Trung cổ tráng lệ.
Chúng dường như là trái ngược nhưng lại kết hợp rất tốt với nhau. Cả hai đều đại diện cho thành phố Paris theo những cách khác nhau, cùng kể một câu chuyện về hai yếu tố khác nhau của thành phố.
Bức ảnh trên cũng đã được chụp tại Pháp, nhưng lần này trong ngôi làng nhỏ đẹp như tranh vẽ Meyssac ở phía Tây Nam. Trong bức ảnh này, chiếc Citroen 2CV cũ trông thật hoàn hảo, đứng phía trước quán cà phê Pháp điển hình. Hai yếu tố này tôn nhau một cách tuyệt đối. Người đàn ông quay lưng lại với chúng tôi trong quán cà phê là chủ sở hữu của chiếc xe và ông có vẻ ngạc nhiên khi tôi hỏi có được không khi chụp chiếc xe của ông. Ông dường như không nhận ra rằng mình đã vô tình thiết lập một bối cảnh tinh túy của Pháp bằng cách đậu xe trước quán cà phê.
19. Các tam giác vàng
Các tam giác thành phần vàng hoạt động theo cách rất giống với quy tắc Một Phần Ba. Thay vì một mạng lưới các hình chữ nhật, chúng tôi chia khung hình với một đường chéo đi từ một đỉnh của khung ảnh, cắt chéo qua đỉnh còn lại. Sau đó, bổ sung thêm hai dòng từ các hai đỉnh còn lại sao cho vuông góc với đường chéo. Hai dòng nhỏ hơn giao với dòng lớn ở góc bên phải như được minh họa dưới đây. Điều này phân chia khung hình thành một loạt các hình tam giác. Như bạn có thể thấy, cách này giúp chúng tôi giới thiệu một phần tử của “kích thích thị giác”, như trong hướng dẫn số 6. Với các quy tắc một phần ba, chúng tôi sử dụng các dòng (tam giác trong trường hợp này) để xác định vị trí của các yếu tố khác nhau trong cảnh.
Trong bức ảnh trên, những con đường mòn ánh sáng từ phương tiện giao thông chạy hoàn hảo theo đường chéo chạy từ góc trên bên phải đến góc dưới bên trái. Các đỉnh của tòa nhà bên trái gần với đường chéo nhỏ bên trái. Dòng nhỏ bên phải giao với dòng lớn hơn ở góc trên cùng của tòa nhà.
20. Tỉ lệ vàng
Tỉ lệ vàng là gì? Vâng, thực sự rất đơn giản: hai đại lượng thuộc tỉ lệ vàng nếu tỉ lệ của chúng giống như tỉ lệ của tổng hai đại lượng đó. Đợi đã nào, giờ thì sao?
Hình như chúng ta đang bị bối rối hơn thì phải?
Đúng là phương pháp tỉ lệ vàng trong việc sáng tác một bức ảnh có vẻ rất phức tạp trong lần đầu tiên bạn nghe đến nó. Thực tế, nó khá đơn giản. Nó giống như một phiên bản hơi phức tạp hơn của quy tắc một phần ba. Thay vì một lưới điện, khung được chia thành một loạt những ô vuông như trong ví dụ dưới đây. Nó được gọi là “Phi lưới”. Sau đó bạn có thể sử dụng các hình vuông để vẽ một hình xoắn ốc trông giống như vỏ của một con ốc – Fibonacci Spiral. Các hình vuông giúp định vị các yếu tố trong khung cảnh và xoắn ốc mang lại cho chúng ta một ý tưởng về cảnh. Đó có tác dụng như một dòng dẫn vô hình.
Người ta tin rằng phương pháp xoắn ốc vàng đã tồn tại trong hơn 2.400 năm, được phát minh từ thời Hy Lạp cổ đại. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại nghệ thuật cũng như kiến trúc, là một cách để tạo ra tác phẩm mang tính thẩm mỹ. Nó đặc biệt cũng được sử dụng trong nghệ thuật thời Phục hưng.
Ok, tôi phải thừa nhận rằng tôi chưa bao giờ thực sự cố ý soạn một bức ảnh bằng cách sử dụng tỉ lệ vàng. Khi tôi nhìn lại qua những bức ảnh đã chụp, tôi mới vỡ lẽ rằng mình đã vô tình sử dụng nó một vài lần.
Tôi chụp bức ảnh này ở Venice. Cây cầu và bậc cầu thang vào cánh trái chiếm phần hình vuông lớn bên phải. Fibonacci Spiral sau đó dẫn chúng ta từ đây lên trên đầu của cây cầu và xuống đến hai người phụ nữ ngồi bên cạnh nó. Có thể coi như là một shot “tai nạn” may mắn!
Tỉ lệ vàng có thể được thiết lập theo các hướng khác nhau. Trong bức ảnh này chụp ở Prague, các vòng xoắn dẫn chúng ta qua cầu đến lâu đài trên bờ xa. Lại một may mắn nữa!
Rõ ràng, không thể có tất cả hướng dẫn về thành phần trong đầu khi bạn đang chụp. Bộ não của bạn sẽ loạn lên là cái chắc! Tuy nhiên, sự luyện tập tốt là nỗ lực để sử dụng một hoặc hai trong số những kỹ thuật trên mỗi khi bạn đi ra ngoài.
Sau một thời gian, bạn sẽ thấy rằng rất nhiều các hướng dẫn này sẽ trở thành thâm căn cố đế. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng chúng một cách tự nhiên mà không cần phải suy nghĩ. Như bạn có thể nhìn thấy từ các tỉ lệ vàng, tôi thậm chí còn sử dụng mà thậm chí còn không nhận ra nó!
Tôi hy vọng bạn thấy hướng dẫn này hữu ích và nó có thể nâng tay nghề của bạn đến cấp độ tiếp theo.